Không tìm cách hối thúc bé thay đổi
Trẻ sẽ tìm cách kiểm soát và xử lí sự nhút nhát của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là cho bé thời gian để tự giải quyết vấn đề và chỉ can thiệp khi tình hình quá mức nghiêm trọng.
Hãy nghĩ về mặt tích cực của tính cách sống nội tâm
Những trẻ hay ngượng ngùng thường thích những mối quan hệ thận trọng và ý nghĩa, và bé cũng thường có xu hướng sáng tạo và làm việc một mình.
Nói chuyện với các giáo viên
Các giáo viên – với những kiến thức và kĩ năng sư phạm của mình chắc chắn sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp con bạn bớt nhút nhát, đặc biệt là trong môi trường lớp học.
Cho con bạn cơ hội để tương tác với những bé khác hàng ngày
Mặc dù những đứa trẻ sống nội tâm cần nhiều thời gian yên tĩnh, nhưng các bé cũng rất cần những cơ hội để thực hành kỹ năng xã hội. Tuy nhiên hãy nhớ rằng đồng cảm với con không có nghĩa là bảo vệ thái quá. Hãy khen ngợi mỗi khi con có thể tự làm điều gì đó một mình cho dù đó có thể chỉ là những điều nhỏ nhặt.
Nếu như con bạn thường xuyên ở trong trạng thái sợ hãi, hãy xem xét đến việc có thể bé đang có những nỗi sợ ở bên trong cần được thể hiện ra ngoài.Khi trẻ trải nghiệm một điều gì đó đáng sợ và không cảm thấy an toàn, ban đầu những cảm xúc này thường bị bé tự dồn nén lại, chính vì thế lúc nào bé cũng cảm thấy hồi hộp.
Nếu như con bạn gặp phải tình trạng này, hãy cho bé cơ hội để chơi những trò chơi có tính kích thích một chút, như là chơi tàu lượn trên không, tất nhiên là phải dưới sự bảo vệ của bạn. Và khi bé đã cảm thấy đủ an toàn để bộc lộ sự sợ hãi của mình ra thành nước mắt, hãy đón nhận chúng. Điều này về lâu dài sẽ giúp bé có thể đối phó một cách tự nhiên với sự nhút nhát của mình và trở nên bạo dạn, linh hoạt hơn.
Đừng cố sức thúc đẩy bé quá nhiều
La mắng bé và thường xuyên nói rằng bé quá nhút nhát với những người khác sẽ không làm tính cách của bé thay đổi. Thực ra, chuyện này sẽ chỉ dẫn đến sự lo lắng và làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ về bản thân mình mà thôi.
Bài viết tham khảo:
Nếu như con bạn gặp phải tình trạng này, hãy cho bé cơ hội để chơi những trò chơi có tính kích thích một chút, như là chơi tàu lượn trên không, tất nhiên là phải dưới sự bảo vệ của bạn. Và khi bé đã cảm thấy đủ an toàn để bộc lộ sự sợ hãi của mình ra thành nước mắt, hãy đón nhận chúng. Điều này về lâu dài sẽ giúp bé có thể đối phó một cách tự nhiên với sự nhút nhát của mình và trở nên bạo dạn, linh hoạt hơn
Trả lờiXóabé nhà mình cũng rất nhát, thế này thì học hỏi được kinh nghiệm rùi
Trả lờiXóa